Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

7 điều cần thiết khi thực hiện chụp ảnh sản phẩm

7 điều cần thiết khi thực hiện chụp ảnh sản phẩm
Khi xem hình ảnh sản phẩm trên các tạp chí, những trang quảng cáo hàng ngày bạn có thực sự nghĩ mình có thể thực hiện được không? Việc chọn thiết bị và bố trí áng sáng như thế nào để được kết quả chi tiết hình ảnh sắc nét và màu sắc đảm bảo chính xác. Sản phẩm chụp có thể không cần cầu kỳ, phức tạp… vì bạn có thể chọn một chiếc túi xách, một đôi giày hoặc 1 mẫu bao bì mới  hay sản phẩm công nghệ trên bàn làm việc của mình thì hoàn toàn có thể tiếp cận thử sức với công việc này. Tuy cách tiếp cận thực hiện kịch bản (concept) có thể khác nhau, nhưng để nhận được kết quả hình ảnh tốt nhất thì chúng ta cần lưu tâm đến điều gì. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!


Thiết bị

Tùy thuộc vào máy ảnh của bạn có sẵn, dòng máy ảnh compact phổ thông hoặc máy ảnh DSLR ống kính rời đều có thể thực hiện được. Nếu có điều kiện thì bạn nên sử dụng loại len tốt, có thể thay đổi tiêu cự zoom linh hoạt hơn khi bạn để cố định máy ảnh. Khẩu độ sử dụng khoảng từ f/3.5 trở xuống dùng để tập trung thể hiện chi tiết chủ thể cần nhấn mạnh, đồng thời trong trường hợp sử dụng ánh sáng tự nhiên. Ngoài ra, sử dụng chân máy (tripod) để cố định máy ảnh cũng cần thiết, giúp cho việc thiết lập bố cục và khi chụp liên tiếp.

Chỉ cần bộ máy ảnh DSLR kèm ống kính thì bạn có thể chụp được, nếu có thêm ống kính macro thì càng tốt

Một số phông nền trắng

Điều đầu tiên bạn sẽ cần là tìm ra một nền phông trắng để đặt sản phẩm vào. Phần lớn các sản phẩm được chụp đặt trên các phông nền trắng. Nguồn ánh sáng đi tới phần phông nền trắng sẽ phản xạ lại cũng sẽ giúp tạo thêm nguồn sáng tới, tạo nên khối cho bề mặt sản phẩm. Ngoài ra, khi sản phẩm được chụp trên phông nền trắng thì dễ dàng hơn khi được “cắt” trong môi trường Photoshop khi cần thiết. Bạn hãy sử dụng một tờ giấy trắng khổ lớn, một mảnh bìa hoặc đơn giản là một khoảng tường trắng làm nền.

Tuỳ thuộc vào kích thước sản phẩm, phong cách chụp mà bạn có thể bố trí theo điều kiện có sẵn
 

Ánh sáng

Ánh sáng là yếu tố quan trọng trong khâu chụp sản phẩm. Hầu hết ý tưởng sáng tạo cho khâu chụp ảnh đều do ánh sáng tạo ra. Bạn cần phải làm cho sản phẩm được chiếu sáng đồng đều, tránh trường hợp tạo bóng quá đậm. Do đó, bạn nên chắc chắn rằng việc bố trí các nguồn sáng trong phòng thông qua nguồn sáng đèn flash, nguồn sáng liên tục hoặc ánh sáng từ môi trường xung quanh thông qua cửa sổ.

Các thiết bị tạo ánh sáng, hỗ trợ ánh sáng cũng cần một quá trình tìm hiểu lâu dài
Khi chụp bạn luôn biết cách điều khiển các nguồn sáng này, ý tưởng về các bố trí ánh sáng sẽ chiếm hầu hết thời gian chụp ảnh để có được hình sản phẩm khá đồng đều ánh sáng, tránh bóng khắc nghiệt. Do đó hãy chắc chắn rằng bạn thiết lập trong một căn phòng với ánh đèn, hoặc có sáng ánh sáng môi trường xung quanh thông qua các cửa sổ. Khi chụp bạn luôn phải sử dụng một nguồn ánh sáng đèn flash để tạo bóng đổ cho sản phẩm.

Góc chụp

Chụp hình sản phẩm đơn giản là tăng tỉ lệ góc nhìn, tạo sự “cảm nhận” tốt hơn về sản phẩm. Vì vậy bố trí sản phẩm có góc nhìn tự nhiên, quen thuộc, đồng thời nhấn mạnh những chi tiết gợi cảm, tinh tế nhất của sản phẩm. Tránh chụp sản phẩm từ những góc nhìn quá lạ, gây biến dạng sản phẩm.

Bộ thiết bị trượt giúp điều khiển việc lấy nét thuận tiện hơn khi chụp từng chi tiết sản phẩm

Vị trí sản phẩm

Khi chụp với một phông nền, bạn thực sự không muốn điểm lấy nét (focus) ở đó. Do vậy, nên đặt sản phẩm phía trước cách xa phông nền một khoảng nhất định, sau đó thiết lập khẩu độ vừa đủ nét rõ vùng chi tiết sản phẩm muốn chụp. Nếu việc thiết lập suôn sẻ, bạn sẽ có tấm ảnh sản phẩm sắc nét với một phông nền màu trắng, bóng đổ hợp lý tạo khối trên bề mặt sản phẩm. Bạn có thể thử đi thử lại một chút để có tấm ảnh ưng ý.
Phụ kiện hỗ trợ ánh sáng rất đa dạng và nhiều chủng loại



Tạo phong cách riêng

Khi đã “thuần thục” tất cả các yếu tố trên, bạn cần có thời gian để tạo nên phong cách riêng trên các hình ảnh đã thực hiện. Nào là tạo điểm nhấn, nguồn sáng nhiều màu sắc lạ, sắp đặt thêm một số vật dụng hỗ trợ (stylish). Chọn khung cảnh, môi trường thích hợp cho vị trí hiện hữu của sản phẩm. Luôn có những giải pháp tối ưu cho sự thể hiện “tốt hơn, đẹp hơn” của hình ảnh sản phẩm, quan trọng là không phải mất thời gian thử đi thử lại nhiều lần cho mỗi lần bấm máy.

Xử lý hậu kỳ


Xử lý hình ảnh sau khi chụp là khâu không thể thiếu được. Các nguồn sáng kết hợp không thể hoàn toàn chính xác về cân bằng trắng (WB), độ tương phản, sắc độ màu sắc. Do vậy, hình ảnh sau khi chụp xong luôn phải tinh chỉnh mức độ nhỏ về cân bằng trắng, tăng cường thêm sắc độ, cắt xén bớt phần thừa xung quanh. Định dạng RAW cho file ảnh trước khi chụp là một điều cần thiết. Quy trình cho việc xử lý hậu kỳ diễn ra như sau: đưa hình ảnh vào máy tính, chỉnh cân bằng trắng (WB), chỉnh độ phơi sáng (EV), tăng cường độ tương phản màu sắc, khử noise, xoá các điểm bẩn sersor và làm sắc nét ảnh chụp.
Nếu bạn đã có quy trình hoàn hảo thì những hình ảnh do bạn chụp sẽ đủ yêu cầu sử dụng trên các trang web bán lẻ. Ngoài ra, bạn cũng sẽ có dịp được bạn bè giao phó chụp những sản phẩm khi họ có cửa hiệu bán lẻ hay tiệm ăn sắp khai trương…
Quá trình thiết lập ánh sáng cho buổi chụp ảnh bìa cho tạp chí Macworld của Peter Belanger.

CÔNG TY TNHH BAO BÌ HẠNH PHÚC

Tel :  0988.955.988  (anh Phúc) 
Đường số 10,KCN Sóng Thần 1,Dĩ An,Bình Dương

              http://daydaipp.com/
              xuanphuc68@yahoo.com





Hãy like Facebook của Bao Bì Hạnh Phúc để được cập nhật những bài viết mới nhất và cảm hứng thiết kế mỗi ngày.

Tìm hiểu về ngành Thiết Kế Đồ Hoạ

Tìm hiểu về ngành Thiết Kế Đồ Hoạ
Ngành “Thiết kế Đồ hoạ” đang rất thịnh hành ở Việt Nam, nhưng do ảnh hưởng quá nhanh từ các trào lưu mà hiện nay có nhiều khái niệm lẫn lộn nhau, thậm chí gây hiểu lầm cho chính người làm nghề cũng như nhà tuyển dụng. Với những công ty Đa quốc gia, việc phân định này đã rõ. Nhưng với những nhân sự và doanh nghiệp xuất thân từ trong nước vẫn chưa rõ những khái niệm xung quanh nó. Hiểu được điều này giúp người làm nghề định hướng rõ hơn về tương lai và các doanh nghiệp có thể sắp xếp các nhân sự đúng vị trí, giúp nhân sự ổn định và phát huy.

Lịch sử ngành “Thiết kế đồ hoạ”

Bắt đầu từ thập niên 60 với những bìa đĩa, poster cho các nhóm nhạc Rock, tiêu biểu là nhóm nhạc The Byrds. Đến khi xuất hiện hệ máy tính để bàn Apple Macintoch G3 cùng các phần mềm đồ hoạ tiên tiến như QuarkXPress, InDesign,.., ngành này mới thực sự bùng nổ kèm theo thuật ngữ “Graphic Design” (Thiết kế đồ hoạ).

Poster của nhóm nhạc The Byrds trong những năm 1960 và dòng máy tính Macintosh G3 đã đặt nền móng cho ngành "Thiết kế đồ hoạ" ngày nay

Liệt kê các phòng ban và cấp bậc:

Nhiều tên, chức danh dưới đây là nghĩa gốc tiếng Anh, đôi khi dịch ra nghĩa tiếng Việt chưa được chính xác.

Phân chia phòng ban:

Nhân sự thiết kế đồ hoạ rất đa dạng, chuyên biệt tuỳ theo mô hình hoạt động kinh doanh. Dưới đây là những bộ phận thường có trong một công ty:
  • Art Department (Phòng Mỹ thuật)
  • Art and Design Department (Phòng Mỹ thuật và Thiết kế)
  • Art Services Department (Phòng Dịch vụ Mỹ thuật)
  • Design Department (Phòng Thiết Kế)
  • Design Services Department (Phòng Dịch vụ Thiết kế)
  • Creative Services Department (Phòng Dịch vụ Sáng tạo)
  • Creative Group (Nhóm Sáng Tạo)
  • Graphic Group (Nhóm Đồ Hoạ)
Art Department (Phòng Mỹ thuật)
Design Department (Phòng Thiết Kế)

Không hẳn một công ty phải có hết các phòng ban này, nhất là những doanh nghiệp nhỏ thường gộp chung, kiêm nhiệm các bộ phận và những doanh nghiệp lớn sẽ có nhiều phòng ban hơn. Số lượng, quy mô các bộ phận thường thấy ở 3 mô hình hoạt động như: Design firms, Studios, Office Design. Hoặc những mô hình tự phát như: Multimedia design department sẽ tách ra bộ phận Print design department s. Hoặc Editorial departments tách ra Promotion department.

Các chức danh:

Các chức danh thể hiện chuyên môn sâu và môi trường làm việc của mỗi nhân sự. Dưới đây sẽ sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp để thể hiện cấp bậc của chức danh trong một công ty. Đối với những mô hình kinh doanh nhỏ, đôi khi một chức danh kiêm luôn là nhà sáng lập công ty.
Ở các nước tiên tiến, có những thang điểm và kết quả thu nhập từ các chức danh này. 3 điểm quan trọng để thể hiện đó là: Chuyên môn hoá, tuổi nghề (bằng cấp) và thu nhập. Ví dụ khoảng cách thu nhập giữa Junior Design và một Art Director cách nhau khoảng 4 lần,…

1. Cấp quản lý:

Người đứng đầu trong các phòng ban hay nhóm làm việc. Kinh nghiệm nghề nghiệp thường trên 10 – 12 năm và uy tín cao hơn nếu đã đạt được các giải thưởng thiết kế, sáng tạo thường niên.
  • Creative Director (Giám đốc sáng tạo)
  • Design Director (Giám đốc Thiết kế)
  • Corporate Art Director (Giám đốc Mỹ thuật Doanh nghiệp)
  • Creative Services Director (Giám đốc Dịch vụ Sáng tạo)
  • Design Director (Giám đốc Thiết kế)
Design Director CHANER - Karl Lagerfeld


2. Cấp thiết kế, sáng tạo:

Để đạt được chức danh này, người làm việc có từ 6 – 8 năm kinh nghiệm và bằng cấp từ cử nhân (đại học) trở lên hoặc tốt nghiệp tại các môi trường đạo tạo chất lượng tương đương.
  • Senior Designer (Nhà Thiết kế cao cấp hay Trưởng phòng)
  • Designer (Nhà Thiết kế)
  • Senior Art Designer (Trưởng phòng mỹ thuật hay Hoạ sĩ cao cấp)
  • Art Director
  • Graphics Editor

3. Cấp hỗ trợ:

Là nguồn nhân lực có kinh nghiệm từ 3 – 5 năm. Trình độ từ các trường Cao đẳng, hoặc từ các Trung tâm Đào tạo chuyên môn.
  • Junior Designer (Nhà Thiết kế trẻ hay Nhân sự tầm trung)
  • Assistant Designer (Trợ lý thiết kế)
  • Deputy Art Director (Phó giám đốc Mỹ thuật)
  • Associate Art Director (Phụ tá (phó) Giám đốc Mỹ thuật)
  • Assistant Art Director (Trợ lý Giám đốc Mỹ thuật)
  • Production Artist (Hoạ sĩ thiết kế)
  • Art Associate (Phụ tá Mỹ thuật)

4. Cấp thấp nhất (nhân sự thử việc):

Đây là nguồn nhân lực thường không ổn định, đa số là thử việc hoặc sinh viên làm thêm.
  • Assistant Designer (Phụ tá Thiết kế)
  • Junior Designer (Thiết kế cấp thấp)
  • Intern (Thực tập viên)


5. Freelance – làm việc tự do:

Freelance là nhân sự không phụ thuộc bất kỳ sự quản lý nào của hệ thống nhân sự và cũng có thể nhận việc ở bất kỳ bộ phận nào. Công việc hình thành thường thông qua một sự thương lương tuỳ theo cấp độ công việc.

Phân loại chuyên môn:

Bản thân từ “Thiết kế đồ hoạ” bao gồm rất nhiều nghĩa, nhiều mảng. Mỗi mảng đều cần một sự nghiên cứu chuyên sâu nhất định cũng như quá trình học tập, thực hành trong một thời gian dài. Nếu ai đó giới thiệu là một “Graphic Designer” bạn nên hỏi thêm chuyên môn là gì để xác định chính xác hơn nghề nghiệp mà người đó đang làm. Trong ngành “Thiết kế đồ hoạ” có những mảng chuyên môn sau:

1. Magazine Design – Thiết kế Báo, Tạp chí

Thiết kế dàn trang các tạp chí, báo giấy. Người làm nghề này cần thông tạo kiến thức về thuật ngữ báo chí, dàn trang chữ, tiêu đề, hệ lưới, bố cục và xử lý ảnh. Chủ yếu xài các phầm mềm như QuarkXPress, InDesign.
                 

2. Advertising  - Thiết kế Quảng cáo

Tạo ra những mẫu thiết kế mang thông điệp truyền thông, quảng bá. Những sản phẩm thường thấy như tời rơi, poster, trang quảng cáo báo (Print Ad), bảng quảng cáo,… Phần mềm chuyên dụng nhất là Adobe Illustrator và lấy hình ảnh được xử lý từ Photoshop. *Link kết quả tìm hình ảnh trên Google

3. Book Design – Thiết kế Sách

Thiết kế sách ở đây không chỉ là bìa sách mà bao gồm các loại sách tham khảo chuyên môn. Những loại sách tham khảo chuyên môn luôn có những sáng tạo rất khác biệt, bắt mắt cho người xem. Đặc biệt là những loại sách liên quan đến ngành thiết kế. Người làm ngành này có kiến thức về vật liệu giấy và kỹ thuật in ấn mỹ thuật. 


4. Corporate Identity – Nhận diện Thương hiệu

Hệ thống nhận diện rất quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Nó giúp thống nhất hình ảnh đồ hoạ đến khách hàng, tạo sức mạnh về hình ảnh doanh nghiệp. Nhất là việc tránh những nhầm lẫn về màu sắc, tỉ lệ của thương hiệu (Logo) trên các phương tiện truyền thông. 


5. Film Titles – Tiêu đề Phim

Một tiêu đề Phim tốt và đúng chủ đề giúp nâng giá trị bộ phim lên rất nhiều lần. Những thiết kế này sẽ được sử dụng lẫn trong phim đến ngoài phim như poster giới thiệu. Người làm nghề này cần 3 yếu tố chính là hiểu về chủ đề tư tưởng của bộ phim, kỹ thuật tạo hình kỹ xảo và hiệu ứng chuyển động. Phần mềm đồ hoạ thường dùng là: Adobe Photoshop, After Effect và một số phần mềm tạo hình 3D.


6.  TV Graphic – Đồ hoạ Truyền hình

Mỗi chương trình, mỗi đài phát sóng đều có những đoạn giới thiệu chương trình riêng, được đầu tư rất công phu và mang đặc trưng riêng. Cái khó nhất của mảng này là tạo những hình ảnh động mang tính biểu tượng cao. Kỹ năng ước lệ và trí tưởng tượng bay bổng là thế mạnh trong mảng này. Phần mềm đồ hoạ thường dùng ngoài những thông dụng Adobe Photoshop, After Effect cần biết xử dụng các phần mềm cấp cao của hãng Autodesk như Maya, Motion Builder, …

7. Interactive Design – Thiết kế Tương tác

Liên quan nhiều đến lĩnh vực công nghệ thông tin, nhất là phần mềm cho người dùng cuối. Với trào lưu điện thoại thông minh, máy tính bảng đang phát triển. Ngành thiết kế này rất hứa hẹn cho các nhà thiết kế. Để tạo ra những sản phẩm tốt, người thiết kế cần nắm rõ về hành vi sử dụng, phương phát tương tác với giao diện để đem lại hiệu quả tốt nhất cho ứng dung.

8. Branding – Phát triển Thương hiệu

Về nghĩa hẹp và mảng chuyên về thiết kế Logo, biểu tượng. Về nghĩa rộng, mảng này liên quan đến nhiều mảng khác như nhận diện thương hiệu, bao bì,… Kiến thức thiên về phát triển thương hiệu và sản phẩm.

9. Record Design – Thiết kế Ngành thu âm

Mỗi Album ca nhạc khi phát hành, mẫu mã thiết kế bìa, hộp bên ngoài có ảnh hưởng mạnh đến quyết định lựa chọn của khách hàng. Do đó việc đầu tư nghiêm túc cho sản phẩm này là yếu tố quan trong đối với ca sĩ và nhà phát hành.


10. Environmental Design – Thiết kế Môi trường

Thiết kế Môi trường thuộc về ngành Kiến trúc, Cảnh quan. Ngành thiết kế đồ hoạ có nhiệm vụ tô điểm cho môi trường này. Đặc biệt là hệ thống bảng hiệu, bảng chỉ dẫn đường đi. Tại các nước tiên tiến, mỗi toà nhà đều có một thiết kế đồ hoạ môi trường đặc trưng riêng rất đẹp.

11. Web Design – Thiết kế Web

Giao diện trang web như một “mặt tiền” của doanh nghiệp. Một giao diện web có thiết kế đẹp, chuyên nghiệp sẽ tạo lòng tin mạnh mẽ hơn đối với khách hàng, người xem. Nếu người thiết kế có một ít kiến thức về mảng thiết kế tương tác sẽ phát triển hơn.

12. Design Education – Thiết kế cho Giáo dục

Trong ngành Giáo dục, Đào tạo. Nếu chỉ truyền đạt kiến thức bằng ngôn từ, chữ viết chi chít sẽ gây nhàm chán cho người tiếp thu. Do đó những nội dung cần được đồ hoạ hoá để truyền tải thông điệp một cách xúc tích và nhớ lâu hơn.

13. Type Design – Thiết kế Chữ viết

Ngành thiết kế cho con chữ phát triển trước khi ngành Thiết kế đồ hoạ ra đời (typography). Nhưng nhờ máy tính và in ấn mà mảng này đạt đến kỹ thuật thể hiện mang cảm xúc đa dạng hơn. Người giỏi mảng này sẽ có năng lực thể hiện mỹ thuật tốt hơn hẳn các đồng nghiệp khác nhờ tính tĩ mĩ và sự nhất quán. Steve Jobs, nhà sáng lập, CEO lừng danh của Apple, nhờ học qua lớp học này mà “giác ngộ” được cách thể hiện thiết kế vượt bậc trong các sản phẩm của hãng.

14. Motion Graphics – Đồ hoạ Hình động

Một lĩnh vực rất dễ khiến các nhà thiết kế chìm đắm trong nó. Kết quả thị giác của thiết kế có ma thuật khiến ai tạo ra nó cũng tự hào về sản phẩm của mình. Kiến thức về mảng này rộng hơn cả “Thiết kế tiêu đề phim” và “Đồ hoạ Truyền hình”. Nền tảng chính để thành công là kiến thức sử dụng, kết hợp nhiều phần mềm đồ hoạ cao cấp và các bộ lọc hãng thứ 3.

16. Information Graphic – Đồ hoạ Thông tin

Mảng này tương đối khác xa lạ với các nhà thiết kế tại Việt Nam. Nhưng ở các nước phát triển, đó là một ngành đòi hỏi lượng chất xám cao. Nhiệm vụ chính là biến những con số thống kê khô khan trở thành những tác phẩm mỹ thuật xúc tích. Mảng này mang một phần kiến thức của mảng “Thiết kế cho Giáo dục” và “Đồ hoạ Hình động” cùng kinh nghiệm chuyên sâu về sự ước lệ thông tin.

17. Package Design – Thiết kế Bao bì

Mảng thiết kế này không xa lạ với bất kỳ ai quan tâm đến các sản phẩm của ngành “Thiết kế đồ hoạ”. Từ “Thiết kế Bao bì” ở đây chỉ dừng lại ở hình ảnh đồ hoạ, không liên quan đến ngành thiết kế tạo dáng sản phẩm. Tác phẩm cuối cùng là sự kết hợp giữa kiến thức thị giác và hình ảnh thương hiệu. Phần mềm chủ yếu là Adobe 

(Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo)

CÔNG TY TNHH BAO BÌ HẠNH PHÚC

Tel :  0988.955.988  (anh Phúc) 
Đường số 10,KCN Sóng Thần 1,Dĩ An,Bình Dương

              http://daydaipp.com/
              xuanphuc68@yahoo.com






Hãy like Facebook của Bao Bì Hạnh Phúc để được cập nhật những bài viết mới nhất và cảm hứng thiết kế mỗi ngày.

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

Mẫu mã bao bì phương thức quảng cáo hiệu quả

Mẫu mã bao bì phương thức quảng cáo hiệu quả
Rõ ràng, quảng cáo truyền thống không thể bỏ qua điều này. Khi các nhà tiếp thị nghĩ đến việc chi tiêu ngân sách của họ như thế nào, có lẽ họ phải nghĩ đến việc giảm bớt chi tiêu tiền bạc vào quảng cáo. chi tiết...



Mẫu mã bao bì phương thức quảng cáo hiệu quả Rõ ràng, quảng cáo truyền thống không thể bỏ qua điều này. Khi các nhà tiếp thị nghĩ đến việc chi tiêu ngân sách của họ như thế nào, có lẽ họ phải nghĩ đến việc giảm bớt chi tiêu tiền bạc vào quảng cáo. Tại sao lại không đầu tư vào quá trình thiết kế bao bì mà không chi cho quảng cáo?
 Lí do cho luận cứ này thì đơn giản thôi. Khi người tiêu dùng càng ngày càng xa rời những kênh truyền thông phổ biến và thay vào đó là chuyển hướng sang việc sử dụng Ipod, di động và các hệ thống giải trí thì quảng cáo sẽ không còn chiếm giữ vị trí quan trọng nữa. Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng thì ngày càng phát triển mạnh Mua sắm là thú tiêu khiển đối với nhiều người Mỹ và là nhu cầu giải trí đối với trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn. Chúng ta đang chứng kiến một nền kinh tế đang dần bị suy thoái cũng như những túi tiền đang được thắt chặt hơn chỉ vì chi phí cuộc sống tăng chóng mặt.
Hiện tại, nhu cầu tiêu dùng đang bị bão hòa, nhưng nó sẽ tăng trở lại khi nền kinh tế có những dấu hiệu phục hồi. Ngay bây giờ, chúng ta phải luôn chuẩn bị sẵn sàng cho điều đó. Ngay bây giờ, chúng ta phải đầu tư vào thiết kế bao bì của sản phẩm. Nhiều nhà tiếp thị sẽ cảm thấy bối rối và nói rằng họ đã đầu tư đáng kể vào quá trình thiết kế bao bì sản phẩm. Nếu thế, tại sao tồn tại sự dư thừa nhiều mẫu mã bao bì trông không bắt mắt, quá giống nhau và không khơi nguồn cảm hứng cho người tiêu dùng một chút nào hết.
Hãy nhớ rằng cái bao bì đó có thể làm cho nhiều thương hiệu đánh mất khách hàng của chính họ chỉ bởi vì quá nhiều thiết kế quảng cáo trên bao bì
không đánh vào xúc cảm, tâm lí của khách hàng. Khi đứng tại một gian hàng của bất kì siêu thị lớn hay đại lí bán lẻ nào ở Mỹ, chú ý đến nhiều loại sản phẩm khác nhau, ta cảm nhận được nhiều nhãn hiệu trông cứ na ná nhau, không thể nào phân biệt được. Nếu nhãn hiệu của bạn trông giống như các nhãn hiệu sản phẩm còn lại thì một sự cải tổ là điều rất cần thiết. 


Nghĩa là, ví dụ: Chúng ta cần hơn một loại sốt mì ống có bao bì khác ngoài hai màu đỏ và xanh mà chúng ta thường thấy?
Bạn có dễ dàng nhận ra một nhãn hiệu sốt mì ống khác với các nhãn hiệu cùng loại trên thị trường hiện nay không?
Cần phải
nâng cấp hình ảnh thương hiệu qua quá trình thiết kế bao bì sản phẩm. Nhưng có cần phải thực hiện đúng các trình tự trong khâu quảng cáo và sử dụng các màu sắc nổi trội cho nhãn hiệu hay không?
Hay thiết kế một cấu trúc đặc biệt, ”độc quyền” nhằm tạo dựng sự khác biệt cho thương hiệu?
Không hẳn như vậy. Với hàng loạt sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường hiện nay, thật khó mà thu hút và duy trì sự chú ý của khách hàng. Việc cho ra mắt sản phẩm mới đang phát triển quá nhanh và áp lực trong việc cạnh tranh thị trường là nguyên nhân làm cho vấn đề này càng trở nên chính xác hơn. Bao bì trước sản phẩm Cái gì đập vào mắt người tiêu dùng đầu tiên sản phẩm hay bao bì của sản phẩm đó? Hiển nhiên là bao bì rồi?
Vì vậy, nó đòi hỏi nhiều nỗ lực từ các nhà kinh doanh. Hãy
thu hút sự chú ý từ khách hàng chính xác trong 3 giây. Tạo ra sự khác biệt với các đối thủ. Duy trì sự chú ý từ người tiêu dùng đủ lâu để họ nhận ra được thông điệp đậm phong cách, xúc cảm được biểu hiện qua ngôn ngữ hình ảnh và truyền đạt thông tin của sản phẩm, yếu tố này thúc đẩy khách hàng tò mò cầm sản phẩm lên xem. Tạo một sự liên kết cực kì quan trọng. Và kết quả khách hàng sẽ mang sản phẩm này về nhà. 


Hãy trung thực và tự hỏi chính bạn là bao bì sản phẩm của công ty bạn có làm được điều như trên hay không. Thậm chí sản phẩm của bạn đã là một thương hiệu nổi tiếng thì bao bì sản phẩm đó có thật sự quảng bá cho thương hiệu của công ty bạn hay không? Với những nhu cầu thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng và của môi trường kinh doanh bán lẻ ngaỳ nay thì một sự thay đổi có thể rất cần thiết và phù hợp. Sự thay đổi này có thể không dễ nhận thấy được và chưa tạo được sự khác biệt lớn nếu chỉ có sự đầu tư hơi khiêm tốn. Nếu bao bì không tạo dựng được hiệu ứng khác biệt thì đã đến lúc bạn nên đầu tư lại vào yếu tố quan trọng nhất này trong chiến dịch tiếp thị trộn lẫn một phương thức đầy ý nghĩa của bạn. Thậm chí có thể cần đến một lối suy nghĩ hoàn toàn mới. Điều đó cần đến sự can đảm từ chính bạn. Nhưng phải chú ý rằng: Nếu một công ty nào đó có quá ít vốn thì công ty đó sẽ ít mạo hiểm hơn trong việc tạo ra sự đổi mới cho sản phẩm. Một sự chuyển hướng mới trong thiết kế bao bì có thể tạo ra sự kích thích thật sự và nhà tiếp thị nào mà chẳng thích điều này?
Do vậy, nếu bạn chắc chắn rằng sản phẩm nước sốt mì ống tinh tế của công ty bạn là ngon hơn bao giờ hết thì tại sao lại đóng gói sản phẩm này chỉ với bao bì màu đỏ và xanh?
Tại sao không đưa ra một ý tưởng mới nào đó nhằm cách mạng hóa mặt hàng này với bao bì nổi bật, khác biệt hơn? 



Nhãn hiệu Pom Wonderful đã làm được như vậy đối với mặt hàng nước ép của họ. Tương tự như Pringle đã làm với hàng loạt loại bánh snack. Những thiết kế bao bì này giờ đã trở thành biểu tượng, dễ nhận biết và đã đi vào tâm trí của người tiêu dùng. Thậm chí đối với những nhãn hiệu nổi tiếng, một sự thay đổi lớn đột ngột trong thiết kế bao bì có thể dẫn đến những thành công. Gần đây, Pepsi cho ra mắt hơn 30 thiết kế lạ mắt, hiện đại trên các chai và lon soda. Thiết kế đầy tính nghệ thuật này vẫn giữ lại 3 màu chủ đạo của thương hiệu: Xanh, đỏ và trắng. Cá tính và tính truyền thống của thương hiệu thì không những không bị ảnh hưởng mà những thiết kế này đã hiện đại hóa một thế hệ sản phẩm Pepsi mới. ”Choreography” của Pepsi đã nâng cao hình ảnh thương hiệu Pepsi trong nhận thức của người tiêu dùng, đặc biệt là đối với nhóm khách hàng mục tiêu của Pepsi:giới trẻ. Nhãn hiệu Downy của Proter & Gamble’s cũng là một sản phẩm hàng đầu trong mặt hàng nước xả làm mềm vải. P& G vừa cho ra mắt bộ 3 nước xả có tên:Radiance Collection với 3 mùi hương quyến rũ, đánh thức giác quan riêng biệt

Thiết kế bao bì của bộ 3 này rất đặc biệt nhưng rất tiếc đây là một hành động chậm trễ của Downy. Mùi hương tinh tế , mẫu mã bao bì cuốn hút, hấp dẫn với 3 màu sắc giống các loại đá quý, tương ứng với từng mùi hương đã truyền tải một cam kết đậm phong cách thời trang. Trước đây, đâu ai ví Downy là một phong cách thời trang , tinh tế như thế?. Vì thế, tại sao các thương hiệu nổi tiếng lại không giới thiệu những mẫu mã bao bì mới cho việc mở rộng sản phẩm? Kết luận: Bất cứ nhãn hiệu nào mà muốn có một vị trí quan trọng trong tâm trí người tiêu dùng thì đòi hỏi nhãn hiệu đó phải có một mẫu mã bao bì khác biệt. Cho dù thử thách nào đi nữa, dù là tiếp thị nhãn hiệu đến với thế hệ người tiêu dùng mới hay giới thiệu nhãn hiệu mới thì khâu thiết kế bao bì phải giống nhau ở một điểm:đó là sẻ chia xúc cảm với người tiêu dùng. Thiết kế bao bì có thể là hoạt động ưu tiên hàng đầu của các nhà kinh doanh và là cơ hội duy nhất để tạo ra sự kết nối vối khách hàng, Nếu sản phẩm của bạn bị mất ưu thế trên thị trường bán lẻ hay bạn đang dự tham gia vào thị trường kinh doanh này thì đây là thử thách lớn trong tầm tay bạn.

CÔNG TY TNHH BAO BÌ HẠNH PHÚC

Tel :  0988.955.988  (anh Phúc) 
Đường số 10,KCN Sóng Thần 1,Dĩ An,Bình Dương

           http://daydaipp.com/

             xuanphuc68@yahoo.com