Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

7 điều cần thiết khi thực hiện chụp ảnh sản phẩm

7 điều cần thiết khi thực hiện chụp ảnh sản phẩm
Khi xem hình ảnh sản phẩm trên các tạp chí, những trang quảng cáo hàng ngày bạn có thực sự nghĩ mình có thể thực hiện được không? Việc chọn thiết bị và bố trí áng sáng như thế nào để được kết quả chi tiết hình ảnh sắc nét và màu sắc đảm bảo chính xác. Sản phẩm chụp có thể không cần cầu kỳ, phức tạp… vì bạn có thể chọn một chiếc túi xách, một đôi giày hoặc 1 mẫu bao bì mới  hay sản phẩm công nghệ trên bàn làm việc của mình thì hoàn toàn có thể tiếp cận thử sức với công việc này. Tuy cách tiếp cận thực hiện kịch bản (concept) có thể khác nhau, nhưng để nhận được kết quả hình ảnh tốt nhất thì chúng ta cần lưu tâm đến điều gì. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!


Thiết bị

Tùy thuộc vào máy ảnh của bạn có sẵn, dòng máy ảnh compact phổ thông hoặc máy ảnh DSLR ống kính rời đều có thể thực hiện được. Nếu có điều kiện thì bạn nên sử dụng loại len tốt, có thể thay đổi tiêu cự zoom linh hoạt hơn khi bạn để cố định máy ảnh. Khẩu độ sử dụng khoảng từ f/3.5 trở xuống dùng để tập trung thể hiện chi tiết chủ thể cần nhấn mạnh, đồng thời trong trường hợp sử dụng ánh sáng tự nhiên. Ngoài ra, sử dụng chân máy (tripod) để cố định máy ảnh cũng cần thiết, giúp cho việc thiết lập bố cục và khi chụp liên tiếp.

Chỉ cần bộ máy ảnh DSLR kèm ống kính thì bạn có thể chụp được, nếu có thêm ống kính macro thì càng tốt

Một số phông nền trắng

Điều đầu tiên bạn sẽ cần là tìm ra một nền phông trắng để đặt sản phẩm vào. Phần lớn các sản phẩm được chụp đặt trên các phông nền trắng. Nguồn ánh sáng đi tới phần phông nền trắng sẽ phản xạ lại cũng sẽ giúp tạo thêm nguồn sáng tới, tạo nên khối cho bề mặt sản phẩm. Ngoài ra, khi sản phẩm được chụp trên phông nền trắng thì dễ dàng hơn khi được “cắt” trong môi trường Photoshop khi cần thiết. Bạn hãy sử dụng một tờ giấy trắng khổ lớn, một mảnh bìa hoặc đơn giản là một khoảng tường trắng làm nền.

Tuỳ thuộc vào kích thước sản phẩm, phong cách chụp mà bạn có thể bố trí theo điều kiện có sẵn
 

Ánh sáng

Ánh sáng là yếu tố quan trọng trong khâu chụp sản phẩm. Hầu hết ý tưởng sáng tạo cho khâu chụp ảnh đều do ánh sáng tạo ra. Bạn cần phải làm cho sản phẩm được chiếu sáng đồng đều, tránh trường hợp tạo bóng quá đậm. Do đó, bạn nên chắc chắn rằng việc bố trí các nguồn sáng trong phòng thông qua nguồn sáng đèn flash, nguồn sáng liên tục hoặc ánh sáng từ môi trường xung quanh thông qua cửa sổ.

Các thiết bị tạo ánh sáng, hỗ trợ ánh sáng cũng cần một quá trình tìm hiểu lâu dài
Khi chụp bạn luôn biết cách điều khiển các nguồn sáng này, ý tưởng về các bố trí ánh sáng sẽ chiếm hầu hết thời gian chụp ảnh để có được hình sản phẩm khá đồng đều ánh sáng, tránh bóng khắc nghiệt. Do đó hãy chắc chắn rằng bạn thiết lập trong một căn phòng với ánh đèn, hoặc có sáng ánh sáng môi trường xung quanh thông qua các cửa sổ. Khi chụp bạn luôn phải sử dụng một nguồn ánh sáng đèn flash để tạo bóng đổ cho sản phẩm.

Góc chụp

Chụp hình sản phẩm đơn giản là tăng tỉ lệ góc nhìn, tạo sự “cảm nhận” tốt hơn về sản phẩm. Vì vậy bố trí sản phẩm có góc nhìn tự nhiên, quen thuộc, đồng thời nhấn mạnh những chi tiết gợi cảm, tinh tế nhất của sản phẩm. Tránh chụp sản phẩm từ những góc nhìn quá lạ, gây biến dạng sản phẩm.

Bộ thiết bị trượt giúp điều khiển việc lấy nét thuận tiện hơn khi chụp từng chi tiết sản phẩm

Vị trí sản phẩm

Khi chụp với một phông nền, bạn thực sự không muốn điểm lấy nét (focus) ở đó. Do vậy, nên đặt sản phẩm phía trước cách xa phông nền một khoảng nhất định, sau đó thiết lập khẩu độ vừa đủ nét rõ vùng chi tiết sản phẩm muốn chụp. Nếu việc thiết lập suôn sẻ, bạn sẽ có tấm ảnh sản phẩm sắc nét với một phông nền màu trắng, bóng đổ hợp lý tạo khối trên bề mặt sản phẩm. Bạn có thể thử đi thử lại một chút để có tấm ảnh ưng ý.
Phụ kiện hỗ trợ ánh sáng rất đa dạng và nhiều chủng loại



Tạo phong cách riêng

Khi đã “thuần thục” tất cả các yếu tố trên, bạn cần có thời gian để tạo nên phong cách riêng trên các hình ảnh đã thực hiện. Nào là tạo điểm nhấn, nguồn sáng nhiều màu sắc lạ, sắp đặt thêm một số vật dụng hỗ trợ (stylish). Chọn khung cảnh, môi trường thích hợp cho vị trí hiện hữu của sản phẩm. Luôn có những giải pháp tối ưu cho sự thể hiện “tốt hơn, đẹp hơn” của hình ảnh sản phẩm, quan trọng là không phải mất thời gian thử đi thử lại nhiều lần cho mỗi lần bấm máy.

Xử lý hậu kỳ


Xử lý hình ảnh sau khi chụp là khâu không thể thiếu được. Các nguồn sáng kết hợp không thể hoàn toàn chính xác về cân bằng trắng (WB), độ tương phản, sắc độ màu sắc. Do vậy, hình ảnh sau khi chụp xong luôn phải tinh chỉnh mức độ nhỏ về cân bằng trắng, tăng cường thêm sắc độ, cắt xén bớt phần thừa xung quanh. Định dạng RAW cho file ảnh trước khi chụp là một điều cần thiết. Quy trình cho việc xử lý hậu kỳ diễn ra như sau: đưa hình ảnh vào máy tính, chỉnh cân bằng trắng (WB), chỉnh độ phơi sáng (EV), tăng cường độ tương phản màu sắc, khử noise, xoá các điểm bẩn sersor và làm sắc nét ảnh chụp.
Nếu bạn đã có quy trình hoàn hảo thì những hình ảnh do bạn chụp sẽ đủ yêu cầu sử dụng trên các trang web bán lẻ. Ngoài ra, bạn cũng sẽ có dịp được bạn bè giao phó chụp những sản phẩm khi họ có cửa hiệu bán lẻ hay tiệm ăn sắp khai trương…
Quá trình thiết lập ánh sáng cho buổi chụp ảnh bìa cho tạp chí Macworld của Peter Belanger.

CÔNG TY TNHH BAO BÌ HẠNH PHÚC

Tel :  0988.955.988  (anh Phúc) 
Đường số 10,KCN Sóng Thần 1,Dĩ An,Bình Dương

              http://daydaipp.com/
              xuanphuc68@yahoo.com





Hãy like Facebook của Bao Bì Hạnh Phúc để được cập nhật những bài viết mới nhất và cảm hứng thiết kế mỗi ngày.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét